Sự kiện
Quan tâm tới sức khỏe, phụ nữ nên hạn chế ăn mì gói
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Nutrition chỉ ra mối liên hệ giữa việc ăn mì ăn liền (mì gói) với nguy cơ bị bệnh tim, đặc biệt ở phụ nữ.
Theo tóm tắt nghiên cứu trên trang web của đại học Harvard, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu về tác động của mì gói với sức khỏe tại Hàn Quốc, đất nước có tỉ lệ tiêu thụ mì gói cao nhất thế giới.
Nghiên cứu được tiến hành với 10.700 người trong độ tuổi từ 19-64. Kết quả cho thấy "những phụ nữ thường xuyên ăn mì gói có nguy cơ dễ mắc hội chứng chuyển hóa hơn".
Hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) là một thuật ngữ chuyên môn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra để chỉ hội chứng bệnh do suy giảm trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng.
Hội chứng chuyển hóa liên quan tới một nhóm bệnh trong hội chứng này: béo bì và huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và tăng nguy cơ bệnh tim và các loại bệnh tiểu đường.
Những tác hại của việc ăn nhiều mì gói được nhận thấy có biểu hiện phần lớn ở phụ nữ mà không phải nam giới. Nghiên cứu cho biết: "Phụ nữ, không phải nam giới, những người ăn mì gói ít nhất 2 lần một tuần có nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa cao hơn 68%".
Báo cáo cũng lưu ý rằng hội chứng chuyển hóa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ.
Hàm lượng natri cao trong các sản phẩm mì gói là rất rõ ràng, song nguyên nhân chính gây ra những hệ lụy sức khỏe lại chính là bản thân mì gói.
Trong một nghiên cứu khác của bác sĩ Braden Kuo, giám đốc phòng nghiên cứu về quy trình tiêu hóa trong dạ dạ tại Bệnh viện tổng hợp Massachusetts tại Đại học Harvard, ông nhận thấy cơ thể rất khó tiêu hóa các sợi mì vì chúng chứa đầy chất bảo quản.
Tiến sĩ Frank B. Hu, giáo sư dinh dưỡng và miễn dịch học thuộc đại học Harvard cho rằng không bao giờ nên ăn quá nhiều mì gói nếu bạn quan tâm tới sức khỏe của mình. Ông nói: "Một hoặc hai lần một tháng thì không vấn đề gì, nhưng vài lần một tuần thì thực sự sẽ có chuyện".
Theo tóm tắt nghiên cứu trên trang web của đại học Harvard, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu về tác động của mì gói với sức khỏe tại Hàn Quốc, đất nước có tỉ lệ tiêu thụ mì gói cao nhất thế giới.
Nghiên cứu được tiến hành với 10.700 người trong độ tuổi từ 19-64. Kết quả cho thấy "những phụ nữ thường xuyên ăn mì gói có nguy cơ dễ mắc hội chứng chuyển hóa hơn".
Hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) là một thuật ngữ chuyên môn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra để chỉ hội chứng bệnh do suy giảm trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng.
Hội chứng chuyển hóa liên quan tới một nhóm bệnh trong hội chứng này: béo bì và huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và tăng nguy cơ bệnh tim và các loại bệnh tiểu đường.
Những tác hại của việc ăn nhiều mì gói được nhận thấy có biểu hiện phần lớn ở phụ nữ mà không phải nam giới. Nghiên cứu cho biết: "Phụ nữ, không phải nam giới, những người ăn mì gói ít nhất 2 lần một tuần có nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa cao hơn 68%".
Báo cáo cũng lưu ý rằng hội chứng chuyển hóa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ.
Hàm lượng natri cao trong các sản phẩm mì gói là rất rõ ràng, song nguyên nhân chính gây ra những hệ lụy sức khỏe lại chính là bản thân mì gói.
Trong một nghiên cứu khác của bác sĩ Braden Kuo, giám đốc phòng nghiên cứu về quy trình tiêu hóa trong dạ dạ tại Bệnh viện tổng hợp Massachusetts tại Đại học Harvard, ông nhận thấy cơ thể rất khó tiêu hóa các sợi mì vì chúng chứa đầy chất bảo quản.
Tiến sĩ Frank B. Hu, giáo sư dinh dưỡng và miễn dịch học thuộc đại học Harvard cho rằng không bao giờ nên ăn quá nhiều mì gói nếu bạn quan tâm tới sức khỏe của mình. Ông nói: "Một hoặc hai lần một tháng thì không vấn đề gì, nhưng vài lần một tuần thì thực sự sẽ có chuyện".